Rèm Quý Hạnh xin gửi tới các bạn bài tổng hợp nguyên tắc phối màu cơ bản thường được dùng để phối màu rèm với không gian nội thất như: màu tường, sofa, các vật dụng khác… đảm bảo sự hài hòa màu sắc căn phòng theo từng chủ đề, sở thích khác nhau. Nguyên tắc này không chỉ được sử dụng trong việc phối rèm cửa, không gian nội thất mà nó còn được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như Thời trang, mỹ thuật, thiết kế…
Bảng nguyên tắc sau là bảng phối màu tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn thế giới, là tài liệu cơ bản về phối màu của các trường đại học Mỹ Thuật, Kiến Trúc, ..
Nắm được những nguyên tắc này, bạn hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng và trang trí cho căn phòng, không gian sống của mình.
Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình, hiệu ứng màu phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như:
– Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
– Màu sắc môi trường chung quanh.
10 nguyên tắc phối màu cơ bản sau là kết quả của quá trình nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế:
STT |
Nguyên tắc phối màu |
Chi tiết |
1 |
Phối màu không sắc (Achromatic) | Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen trắng và xám. |
2 |
Phối màu tương tự (Analogous) | Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối. |
3 |
Phối màu chói (Clash) | Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu. Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chói là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung. |
4 |
Phối màu bổ sung (Complementary) | Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ: Vàng – Tím. Xanh dương – Cam. |
5 |
Phối màu đơn sắc (Monochromatic) | Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng. |
6 |
Phối màu trung tính (Neutral) | Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn. |
7 |
Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary) | Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung. |
8 |
Phối màu căn bản (Primary) | Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh. |
9 |
Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary) | Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam. |
10 |
Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary) | Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím. |
Chúng ta cùng tham khảo một số ví dụ thực tế được áp dụng cho việc lựa chọn màu rèm cửa theo các nguyên tắc phối màu trên.
Với nguyên tắc phối màu không sắc (Achromantic) như căn phòng dưới đây, hầu hết các vật trong phòng đều sử dụng màu trắng và xám như: Rèm cửa, sơn tường, drap giường, đệm… Cách phối màu này thường được sử dụng với không gian hiện đại, tối giản… Tuy nhiên, nó có phần lạnh lẽo và u ám, việc sử dụng thêm đèn và cây xanh sẽ giúp không gian cân bằng và có sức sống hơn.
Rèm cửa, tường, sofa… cùng tông màu xám lạnh
Nguyên tắc phối màu tương tự (Analogous): việc sử dụng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu tạo nên sự hài hòa cho không gian, các mảng màu bổ sung cho nhau tạo cảm giác dễ chịu cho thị giác.
Như căn phòng phía dưới: Tường màu xanh kết hợp với rèm cửa màu trắng kem, các đồ dùng khác trong phòng như gối trang trí, sofa có màu sắc bổ sung một cách hài hòa.
Rèm cửa màu trắng kem với tường màu xanh bạc hà
Nguyên tắc phối màu chói (Clash): Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Màu bổ sung là màu đối diện của màu trên vòng tròn màu, ví dụ màu bổ sung của màu đỏ là màu xanh lá. Với nguyên tắc phối màu chói ta chọn màu xanh dương hoặc màu vàng để phối cùng màu đỏ. Như căn phòng dưới đây, rèm màu xanh dương được sử dụng kết hợp với gối, rèm roman… màu đỏ. Đây cũng là một cách phối màu thú vị mà bạn có thể lựa chọn để lên ý tưởng trang trí cho không gian nhà mình.
Rèm cửa màu xanh dương, đỏ kết hợp với nhau
Nguyên tắc phối màu bổ sung (Complementary): Nguyên tắc này sử dụng các màu đối xứng nhau trên bảng màu để kết hợp với nhau.
Rèm cửa màu xanh lá mạ kết hợp với sofa tím đậm
Căn phòng trên được phối theo nguyên tắc phối màu bổ sung, rèm cửa màu xanh lá mạ được phối với sofa màu tím đậm, màu của bức tranh và màu của thảm cũng được lựa chọn hợp lý theo nguyên tắc này.
Trên đây là một số ví dụ thực tế cho các nguyên tắc phối màu cơ bản. Nắm được những nguyên tắc này bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc lên ý tưởng trang trí cho không gian sống của mình.